Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NUÔI TÉP.

⭐⭐NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NUÔI TÉP.⭐⭐
Về chất lượng nước: Đều đặn 1 tuần 1 lần đo TDS, PH, NO3... đảm bảo rằng mọi chỉ số nằm trong mức cho phép. ( tds, ph thì tùy vào loại tép trong hồ, NO3 thì phải dưới 24. Về nhiệt độ: ko nên để nhiêt độ giao động quá nhiều trong vòng 24 tiếng. Ban ngày chạy quạt giải nhiệt và ban đêm nên tắt quạt, vì ban đêm nhiệt độ thấp. Vừa để tiết kiệm. Về các loại đá lũa trong hồ: Nếu là lũa thì phải sử lí kỹ ( ngâm, luộc)trước khi cho vào hồ Nếu là đá thì nên chọn loại ko tăng hoặc ít tăng ph. Về các loại hóa chất: Ko nên cho bất kỳ loại hóa chất nào vào hồ khi ta chưa biết rõ nguồn gốc và tác dụng của nó đối với hồ tép. Tuyệt đối ko thắp nhang muỗi, xịt thuốc muỗi trong nhà nuôi tép. Ko thay nước 1 lần quá 50%, nếu muốn thay 50% thì phải thay làm nhiều lần. Khi muốn đưa bất kỳ thứ gì vào hồ như; tay, dụng cụ vệ sinh hồ..... phải đảm bảo rằng đồ vật đó phải ko dính hóa chất như xà bông.......v.v
⭐⭐NHỮNG THÁC MẮC CỦA NGƯỜI MỚI CHƠI TÉP.⭐⭐
👉1. Làm sao phân biệt được tép đực và tép cái? Khi tép trưởng thành ta có thể phân biệt như sau: Tép đực người thon và ốm hơn , 1 số loại như tép rc thì tép đực màu xấu và nhạt hơn tép cái. Tép cái tròn trịa, mập mạp, màu sắc cũng đẹp hơn tép đực.đến tuổi trưởng thành trên lưng có 1 vệt màu vàng giống cái yên ngựa. ( gọi là trứng lưng)
👉2. tép bao nhiêu lâu thì sinh sản 1 lần? Thời gian sinh sản của tép là khoảng 30 đến 45 ngày ( từ khi ôm trứng lưng)
👉3. sao tép tôi lâu thấy ôm trứng? Nếu là lần đầu ôm trứng thì bạn ko cần vội, đúng tuổi thì tép sẽ ôm trứng thôi, Nếu đã đẻ vài lần và ko thấy ôm trứng lại thì hay xem lại môi trường nước của hồ bạn.
 👉4. sao hồ tôi ít tép con mặc dù tép mẹ vẫn đẻ đều đặn? Tép con sống sót ít có thể là do các nguyên nhân sau: Nhiệt độ lên xuống thất thường, Thiếu khoáng Nồng độ no3 cao Trong hồ nuôi có nhiều thủy tức,sán ..........
👉5. nhiều khi sao đột nhiên tép tôi bơi loạn xạ dù tôi ko cho bất cứ thứ gì vào hồ, hoặc trong ko khí ko có mùi lạ? Tép bơi loạn xạ nếu loại trừ nguyên nhân bị trúng độc ra thì là do quá trình động dục.
👉6. tuổi thọ của tép là bao lâu? Tùy vào chế độ nuôi dưỡng mà tuổi thọ tép có thể từ 1,5 năm đến 2 năm.
👉7.tép lột vỏ vậy tôi có nên vớt vỏ ra ko? Bạn cứ để vỏ trong hồ,tép sẽ tự ăn hết đó là khẩu phần bổ xung canxi cho tép của bạn.
👉8. tôi có thể cắt tỉa thường xuyên cây trong hồ đc ko? Ko có vấn đề gì nhưng phải đảm bảo rằng kéo và tay bạn phải đc rữa bằng nước sạch. Riêng cây trầu bà( anubius) hạn chế cắt tỉa vì khi bị thương cây thường tiết ra chất độc ko tốt cho tép.
👉9. Tôi phải cho tép ăn những gì và 1 ngày mấy lần là ổn? Những thức ăn mà tép có thể ăn gồm các loại tự nhiên như: dưa leo, cà rốt, lá dâu,...v..v( tất cả đều phải luộc chín). Và các loại thức ăn công nghiệp dành riêng cho tép. Cho ăn 1 ngày 1 lần với lượng vừa đủ, tránh thức ăn dư thừa sẽ sinh ra sán gây hại cho tép.
👉10. tép đẻ ra ấu trùng như tôm hay đẻ con, vì tôi nhìn thấy những con trắng trắng có râu bơi trong hồ? Tép đẻ con, trứng nở thành con trong bụng tép mẹ, đến ngày sinh nó sẽ tự chui ra ngoài, mấy ngày đầu tép con rất ít di chuyển, chỉ bám vào rêu, lũa, kính...

image.png

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét